Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu tận dụng tốt tiềm năng và lợi thế so sánh, Bình Phước sẽ là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam khi các địa phương như: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai thu hẹp dần lợi thế về quỹ đất, hạ tầng công nghiệp, hạ tầng giao thông.
Bình Phước có vị trí địa lý chiến lược, giữ vai trò quan trọng trong hành lang kinh tế mới, là 01 trong 8 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long với Tây Nguyên và với quốc tế, đặc biệt với Campuchia, Lào, Thái Lan. Nhìn về tương lai, Bình Phước có điều kiện thuận lợi ngày càng gia tăng cho sự phát triển của tỉnh và cả vùng.
8 khu công nghiệp (KCN) của tỉnh đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động với tổng diện tích 1.194 ha (các nhà đầu tư thứ cấp đã tham gia đầu tư với tỷ lệ lấp đầy khoảng 70% diện tích đất). Tỉnh đang xây dựng cơ sở hạ tầng KCN và khu dân cư Becamex Bình Phước với tổng diện tích 4.633 ha, vốn đầu tư khoảng 21 ngàn tỷ đồng. Khu công nghiệp Minh Hưng – Sikico ở huyện Hớn Quản với diện tích 655 ha, vốn đầu tư dự kiến 3.000 tỷ đồng. Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư có tổng hơn 28.364 ha, trong đó 3.580 ha khu trung tâm đã đưa vào hoạt động. Theo quy hoạch, đến năm 2020 tỉnh sẽ có 13 KCN với tổng diện tích 4.686 ha. Thời gian tới, tỉnh ưu tiên kêu gọi đầu tư các dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP) để từng bước hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng; thu hút dự án chế biến nông sản, dự án sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời hạn chế dự án sử dụng công nghệ lạc hậu và kiên quyết từ chối các dự án tác động tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.Các doanh nghiệp được phép thực hiện đầu tư, kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm, không giới hạn mức vốn đầu tư tối thiểu, nhà đầu tư được hưởng những ưu đãi cao nhất.
Theo số liệu từ UBND tỉnh Bình Phước, 7 tháng đầu năm toàn tỉnh thu hút được 11 dự án, với số vốn gần 97 triệu USD, đạt 24,22% kế hoạch năm. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 416 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 4 tỷ 332 triệu USD. Lãnh đạo tỉnh đánh giá, thu hút đầu tư FDI trên địa bàn hiện đạt tỷ lệ thấp.
Với quy hoạch là cực tăng trưởng mới của khu vực Đông Nam Bộ nhờ có vị trí địa lý chiến lược, có các tuyến giao thông kết nối thuận lợi và giữ vai trò quan trọng; là cửa ngõ kết nối, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng với Tây Nguyên và Campuchia – Lào – Thái Lan, Bình Phước đang được nhiều nhà đầu tư, nhất là các dự án về KCN ngắm đến.
Cụ thể, tháng 6/2024, trong phê duyệt chỉ tiêu sử dụng đất cho các dự án KCN mới đến 2025 của UBND tỉnh. Loạt KCN Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú (DPR) làm chủ đầu tư đã được phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất gồm: KCN Bắc Đồng Phú mở rộng được phân bổ 133 ha và KCN Nam Đồng Phú mở rộng được phân bổ 75 ha.Chủ đầu tư kỳ vọng Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt chủ trương đầu tư đối với dự án KCN Bắc Đồng Phú mở rộng trong quý 4/2024.
Đối với dự án KCN Nam Đồng Phú mở rộng (tổng quy mô 48 ha), mặc dù việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất diễn ra sớm hơn kỳ vọng (trước năm 2025) nhưng ban lãnh đạo Cao su Đồng Phú cho biết công ty sẽ thực hiện bổ sung vốn và các thủ tục đầu tư khác sau khi hoàn hiện pháp lý cho dự án KCN Bắc Đồng Phú mở rộng.
Hai dự án khu công nghiệp “khủng” này sắp hoàn thiện thủ tục pháp lý, giải phóng mặt bằng. Đây được coi là dự án lớn trong hút đầu tư của tỉnh.Mới đây, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Phước vừa có Tờ trình gửi Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương Công ty liên doanh KCN Việt Nam – Singapore (VSIP) nghiên cứu, khảo sát phát triển KCN và phát triển khu đô thị – dịch vụ tại huyện Đồng Phú.
Theo đó, thống nhất chủ trương cho VSIP nghiên cứu, khảo sát phát triển 1 khu đô thị – dịch vụ tại huyện Đồng Phú (nằm ngoài khu vực quy hoạch 4.200 ha các KCN Đông Nam Đồng Phú).
Bởi theo quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 24-11-2023), các KCN Đông Nam Đồng Phú được quy hoạch với diện tích 4.200 ha.
Được biết dự án KCN VSIP Bình Phước, đang đề xuất nghiên cứu có tổng quy mô 2.500 ha, thuộc xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú. Trong đó, phần KCN có diện tích 1.500 ha, được chia thành hai phân kỳ đầu tư (giai đoạn 1 là 1.000 ha và giai đoạn 2 là 500 ha). Phần khu đô thị – dịch vụ có diện tích 1.000 ha. Thời gian triển khai toàn bộ dự án từ năm 2024 đến năm 2035.
Nguồn bài : https://hoanmy.info.vn/binh-phuoc-dan-dau-lan-song-dau-tu/